1. Catheter tĩnh mạch rốn.
Catheter tĩnh mạch rốn được chỉ định chỉ khi cần một đường truyền tĩnh mạch cấp cứu nhưng không thể thiết lập một đường truyền tĩnh mạch ngoại biên nhanh chóng. Hoặc catheter nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần khi có chỉ định.
a. Dụng cụ và chuẩn bị.
• Găng sạch.
• Găng vô trùng.
• Catheter tĩnh mạch rốn hoặc sonde dạ dày vô khuẩn:
– Nếu cân nặng bé < 1,5 kg, dùng catheter 3,5-F.
– Nếu cân nặng bé > 1,5 kg, dùng catheter 5-F.
• Bộ truyền dịch vô khuẩn có dịch truyền (sử dụng máy truyền dịch nếu có).
• Ống tiêm 5 hoặc 10 ml.
• Bông thấm dung dịch sát khuẩn.
• Khăn vô khuẩn.
• Dao vô khuẩn.
• Dây cột hoặc chỉ khâu (để kiểm soát chảy máu).
• Kiếm vô khuẩn.
• Chỉ khâu vô khuẩn, băng dính hoặc bằng giấy mỏng (để cố định catheter).
b. Phương pháp
• Chuẩn bị dụng cụ.
• Thực hiện chống nhiễm khuẩn cơ bản và kỹ thuật vô khuẩn.
• Chuẩn bị dịch truyền.
• Rửa tay và mang găng sạch.
• Sát khuẩn rốn và vùng da quanh rốn theo hướng từ trung tâm ra ngoài, bán kính 5 cm bằng bông thấm dung dịch sát khuẩn. Lặp lại thêm 2 lần nữa, sử dụng bông sát khuẩn mới và chờ tới khi khô.
• Bỏ găng sạch và mang găng vô khuẩn.
• Bơm dịch truyền vào catheter bằng cách sử dụng một bơm tiêm kín (với pittong hoàn toàn nằm trong lòng của bơm tiêm) gắn vào đầu dưới của catheter. Đảm bảo rằng không có khí trong catheter và bơm tiêm kim gắn vào đầu dưới của catheter; Đuối khí ở các đầu nối của dây truyền dịch và catheter.
• Trải khăn vô khuẩn trên cơ thể trẻ chỉ để bộc lộ phần rốn.
• Cột dây garot hoặc chỉ khâu xung quanh chân rốn để kiểm soát chảy máu, và sử dụng dao vô khuẩn, cắt rốn, phần rốn còn 1 – 2 cm cách chân rốn.
• Xác định hai động mạch rốn, thường có thành dày hơn, hình tròn và thường đối xứng nhau, và một tĩnh mạch rốn, và thường hình dẹt to hơn và được tìm thấy phía trên hai động mạch (gần phần đầu của trẻ hơn).
• Một tay giữ catheter (tay kia dùng kềm kéo nhẹ cuống rốn lên, nếu cần) và đưa catheter vào trong tĩnh mạch rốn, hướng catheter về phía đầu và bên phải trẻ.
• Khi đã đặt catheter, kéo nhẹ nhàng bơm cho tới khi máu chảy ra, khi máu chảy vào catheter một cách dễ dàng (thường sau khi catheter vào sâu khoảng 5 tới 7 cm, hoặc chiều dài ước lượng trước), không đẩy catheter vào sâu hơn.
• Nếu có lực kháng lại trong khi đặt catheter vào, đặc biệt trong 2 tới 3 cm đầu tiên, ngừng đặt. Rút catheter và thử lại. Không bao giờ cố gắng đẩy catheter vào nếu có lực kháng lại
• Cột dây cột hoặc chỉ khâu xung quanh phần cuống rốn để cố định catheter và tránh chảy máu xung quanh catheter hoặc máu từ động mạch.
• Rút xilanh ra và nối catheter với hệ thống dịch truyền, đảm bảo không có bóng khí ở trong hệ thống.
• Cố định catheter bằng chỉ khâu hoặc băng dính để tránh tuột catheter ra.
• Kiểm tra dịch truyền mỗi giờ:
– Tìm dấu hiệu đỏ da hoặc nốt sưng phồng xung quanh rốn, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bất cứ khi nào thấy những dấu hiệu trên, ngừng ngay truyền dịch và rút catheter rốn. Thiết lập một đường truyền ngoại biên khác và tiến hành điều trị nhiễm trùng rốn;
– Kiểm tra thể tích dịch truyền và so sánh với thế tích tính toán;
– Ghi nhận mọi diễn tiến.