I. ĐẠI CƯƠNG
Trong thời kỳ hiện nay, nguyên nhân của chấn thương bụng kín
thường nhiều là do tai nạn giao thông (50%-70%), và I các nguyên
nhân khác baó gồm: đả thương, bị rơi từ trên cao, tai nạn sinh hoạt…
Các tạng thường bị tổn thương theo thứ tự là lách, gan, ruột non,
thận, bàng quang, ruột già, cơ hoành, tụy…
Cơ chế tổn thương:
Sự giảm tốc đột ngột: làm các tạng khác nhau di chuyển với
tốc độ khác nhau, tổn thương thường là do rách dây chằng kéo.
Sự đè nghiến: các tạng bị ép giữa thành bụng và cột sống hay
thành bụng sau (tạng đặc thường bị tổn thương).
Sự tăng áp lực đột ngột trong xoang bụng, thường gây vỡ tạng
rỗng.
Chẩn đoán chấn thương bụng kín: thường khó khăn do
1. Bị các tổn thương phổi hợp làm lạc hướng.
2. Tri giác bị’ thay đổi do chấn thương sọ não, say rượu, quá liều
chất gây nghiện.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Lâm sàng
– Khi thăm khám và xử trí ban đầu phải theo thứ tự A-B-C
– Dấu hiệu gợi ý:
+. Trầy xướt bầm tím vùng ngực dưới (các xương sườn
cuối), vùng bụng.
+ Bụng chướng hơi, nhu động ruột giảm.
+ Đau bụng, phản ứng thành bụng (+).
+ Dấu bầm máu vùng hông lưng (Dấu Grey Tumer) do tụ
máu sau phúc mạc.
+ Tiểu máu do chấn thương thận.
+ Tiểu khó phối hợp tiểu máu, hay bí tiểu có thể vỡ bàng
quang.
+ Dấu hiệu gãy khung chậu, có thể chấn thương niệu đạo
kèm theo.
2. Cận lâm sàng
2.1. Cận làm sàng thường quỵ trong chấn thương bụng
– Công thức máu, GS, FT, APTT, fibrinogen.
– Nêu nghi ngờ có thể thử nồng độ rượu máu, chất gây nghiện…
2.2. Cận lâm sàng chấn đoán
– Chọc rửa xoang phúc mạc chẩn đoán (Diagnotic peritoneal
lavage): hiện nay ít làm.
FAST (Focus Assesment with Sonografy for Trauma).
FAST là khám nghiệm siêu âm tại giường cho tất cả các
bệnh nhân chấn thướng bụng kín, mục đích là xác định có
dịch tự do ổ bụng hay dịch màng phổi, dịch trong xoang
màng tim (trong chấn thương dịch có nghĩa là máu).
Chi từ 30ml máu là có thể xác định bằng FAST. Tuy nhiên
độ chính xác của FAST phụ thuộc vào người làm.
CT Scan bụng: là tieu chuẩn vàng để chẩn đoán chấn thương
bụng kín.
X quang bụng đứng: có giá trị chẩn đoán vỡ tạng rông, vỡ cơ
hoành…
III. THÁI Đ ộ CHẨN ĐOÁN VÀ x ử TRÍ CẨP cứ u
Đánh giá và hồi sửc theo các bước A.-B-C
Can thiệp phẫu thuật ngay nếu:
+ Viêm phúc mạc toàn bộ.
+ Chướng bụng kèm shock mất máu (huyết động không ổn
định).
+ X quang có dấu vỡ cơ hoành, liềm hơi dưới hoành
Làm FAST:
1. Huyết động ổn định (Mạch < 110 lần/phút, HA max >
1 lOmmHg)
FAST (+), thì chụp CT Scan bụng.
FAST (-) và không có chỉ định chụp CT Scan khác thì.
theo dõi lâm sàng, làm lại FAST sau 6 giờ.
2. Huyết động tương đối ổn định (truyền < 2.000ml dịch để
duy trì huyết động ổn) thì chụp CT Scan bụng, nếu có
tổn thương thì xử trí tùy thuộc vào tổn thương, nếu CT
Scan bụng bình thường thì đánh giá lại tổn thương tại
các vùng khác.
3. Nếu huyết động không ổn định (phải truyền > 2.000ml
để duy trì huyết động ổn định) xem xét chỉ định mổ cấp
cứu.