HT STROKEND

Cai máy thở

I. ĐẠI CƯƠNG

Cai máy thở là quá trình giảm dần sự hỗ trợ của máy thở để đạt kết quả cuối cùng là ngưng thở máy.Thở máy là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng như chấn thương đường thở, tổn thương phổi do thở máy, rối loạn huyết động và nhiễm trùng… Nên vấn đề cai máy và rút nội khí quản cần đặt ra sớm khi tình trạng bệnh nhân cải thiện..Quá trình cai máy gồm có 2 phần:(a) giảm dần sự hỗ trợ của máy thở.(b) rút nội khí quản hoặc canule mở khí quản.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Giảm dần sự hỗ trợ của máy thở

– Bước đầu tiên là đánh giá tình trạng bệnh nhân:

+ Nguyên nhân gây suy hô hấp đã điều trị hoặc cải thiện chưa.
+ Tri giác: bệnh nhân phải tỉnh táo và hợp tác tốt.
+ Huyết động ổn định.
+ Có khả năng ho khạc, tự bảo vệ đường thở.(Đánh dấu từng bước như bảng 1)

– Có nhiều phương thức cai máy và phác đồ tập thở, có .thể dùng:

+ Mode thông khí hỗ trợ áp lực PSV, mức hỗ trợ áp lực 5- 7cm H20 để giúp bệnh nhân chống lại sức cản của ống nội khí quản.
+ Thông khí bắt buộc ngắt quãng SIMV.
+ Thở áp lực dương liên tục (CPAP), thường dùng là 5 cm H2Q
+ Tự thở qua ống T (T-Tube).

Yếu tố quyết định thành công hoặc thất bại của thở tự nhiên.Chỉ số nhịp thở nhanh nông RSBI (Rapid shallow breathing index) được tính bằng tỷ số của tần số thở với thể tích khí 116 lưu thông. -RSBI < 100 trong suốt thời kỳ thở tự nhiên cho thấy bệnh nhân đã sẵn sàng rút nội khí quản.Lưu ý rằng một số bệnh nhân có thể rút nội khí quản thất hại dù được đánh giá khả quan, và cần xem xét mở khí quản sớm.Bệnh nhân khó cai máy là những bệnh nhân không cai máy được trong 48 -7 2 giờ sau khi đã giải quyết nguyên nhân.Những bệnh nhân này cần được xem xét  yếu tố khó cai máy cần xem xét khi cai máy thất bại

2. Xem lại các thông số khi cai máy

3. Xem lại ống NKQ:

+ Dùng ống NKQ phù hợp.
+ Sử dụng thông khí hỗ trợ áp lực khi tập thở.
+ Tích cực hút đàm + dịch tiết.

4. Xem lại khí máu động mạch:

+ Không để (điều trị) kiềm chuyển hóa.
+ Duy trì Pa02 ở mức 60 – 65mmHg để tránh ức chế hô hấp.
+ Với những bệnh nhân có C02, giữ PaC02 ở mức bình thường cao.

5. Dinh dưỡng:

+ Hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ.
+ Chú ý thiếu hụt điện giải.
+ Tránh quá dư năng lượng.

6. Dịch tiết:

+ Hút sạch thường xuyên.
+ Tránh mất nước quá mức.

7. Yếu tố thần kinh cơ:

+ Tránh dùng các thuốc làm yếu thần kinh cơ (thuốc ức chế thần kinh cơ, aminoglycosides, clindamycin) ở bệnh nhân nhược cơ.
+ Tránh dùng corticoid khi không cần thiết.

8. Tắc nghẽn đường thở:

+ Dùng dãn phế quản khi cần thiết.
+ Ngăn chặn dị vật đường thở.

9. Sự tỉnh táo:

+ Tránh dùng quá liều an thần.
+ Tập thở buổi sáng hoặc khi bệnh nhân tỉnh táo nhất.

10. Rút nội khí quản

– Thông thường nên rút nội khí quản vào buổi sáng khi nhân lực đầy đủ nhất. Bệnh nhân cần được giải thích về việc rút nội khí quản, biết ho khạc đàm và sẵn sàng nếu cần phải đặt lại nội khí quản.Nâng đầu giường cao 30-45 độ để vận dụng chức năng cơ hoành.
– Dụng cụ để đặt lại nội khí quản, bộ làm ẩm không khí, bình oxy phải sẵn sàng.Trước khi rút nội khí quản cần hút sạch đàm nhớt trong nội khí quản, miệng và hút phía trên bóng chèn.
– Ho Và thở sâu cần được hướng dẫn và khuyến khích.